Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://thuvienso.dut.udn.vn/handle/DUT/2261
Nhan đề: Thiết kế bộ điều khiển dự báo cho bộ nghịch lưu đa mức NNPC ứng dụng cho hệ thống biến đổi trung áp
Nhan đề khác: Model predictive control of Nested Neutral Point Clamped inverters for medium voltage conversion system
Tác giả: Lê, Viết Cường
Từ khoá: Bộ nghịch lưu đa mức;Bộ nghịch lưu 4 mức cấu trúc NNPC;Hệ thống biến đổi trung áp;Cân bằng điện áp trên các tụ điện;Điều khiển dự báo.
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: 
Luận văn này trình bày việc thiết kế bộ điều khiển dự báo (Model Predictive Control - MPC) cho cấu trúc nghịch lưu bốn mức (Nested Neutral Point Clamped - NNPC) ứng dụng cho hệ thống biến đổi trung áp. So với các cấu trúc nghịch lưu đang sử dụng phổ biến, bộ nghịch lưu NNPC có nhiều ưu điểm như khả năng tăng công suất, độ méo sóng hài của đầu ra nhỏ, giảm số khóa bán dẫn và điện áp đặt lên các khóa như nhau, dẫn đến giảm kích thước và giá thành hệ thống và đơn giản hơn trong việc điều khiển. Vì vậy, cấu trúc này bắt đầu được chú trọng áp dụng cho dải điện áp 2.4-7.2 kV, đặc biệt đối với hệ thống năng lượng tái tạo. Phương pháp điều khiển phổ biến áp dụng cho các bộ nghịch lưu đa mức là điều khiển tuyến tính (Proportional Integral - PI). Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đáp ứng của hệ thống chậm, chất lượng điều khiển phụ thuộc vào độ chính xác của các thông số bộ điều khiển PI và cần có khối điều chế phức tạp. Bộ điều khiển dự báo theo mô hình với số trạng thái hữu hạn (Finite control set model predictive control - FCS-MPC) có các ưu điểm như dễ dàng áp dụng với hệ thống phi tuyến, tích hợp các ràng buộc và có cấu trúc đơn giản do không có cấu trúc điều khiển nối tầng và khối điều chế. Trong nội dung nghiên cứu, hàm mục tiêu của quá trình điều khiển cho bộ nghịch lưu NNPC bao gồm dòng điện của tải và điện áp cân bằng trên tụ điện. Trạng thái chuyển mạch tốt nhất được xác định từ quá trình tối ưu hóa hàm mục tiêu, sẽ được điều khiển đóng cắt các khóa bán dẫn của bộ nghịch lưu. Để xác nhận tính hiệu quả và khả thi của phương pháp đề xuất, các phân tích được khảo sát bằng phần mềm Matlab/Simulink với các điều kiện hoạt động khác nhau của hệ thống.
Mô tả: 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật. Chuyên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Mã số: 60.52.02.16; 91 tr
Định danh: http://thuvienso.dut.udn.vn/handle/DUT/2261
Bộ sưu tập: LV.Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng Đã có tài khoản, vui lòng Đăng nhập
LeVietCuong.TT.pdfTóm tắt1.49 MBAdobe PDFHình minh họa
LeVietCuong.TV.pdfToàn văn6.45 MBAdobe PDFHình minh họa
Hiển thị đầy đủ biểu ghi tài liệu

Các đề xuất từ CORE

Lượt xem

2
đã cập nhật vào 04-05-2025

Google Scholar TM

Kiểm tra...


Khi sử dụng các tài liệu trong Hệ thống quản lý thông tin nghiên cứu phải tuân thủ Luật bản quyền.